Răng nhiễm tetra có tẩy trắng được không? Và Cách Khắc Phục

 Hiện nay, có rất nhiều người đang gặp phải vấn đề răng bị nhiễm Tetracycline làm răng bị đổi màu. Vậy nguyên nhân từ đâu và giải pháp tối ưu cho vấn đề này là gì? Hãy cùng Rich Dental tìm hiểu xem răng nhiễm tetra có tẩy trắng được không?

Răng nhiễm Tetracycline là như thế nào?

Răng nhiễm Tetracycline là hiện tượng răng bị ố màu (có màu vàng, đen sẫm hoặc màu trắng loang lổ) do tác dụng phụ của Tetracyclin. Răng bị nhiễm kháng sinh là răng có màu tối từ bên trong mô răng, khác với nhiễm màu từ thực phẩm.

Khi răng tiếp xúc với tetracycline, tetracycline liên kết với các ion canxi (canxi orthophosphate) trong răng. Trường hợp trước khi mọc răng qua nướu (lợi), tetracyclin sẽ liên kết với canxi orthophosphate gây ra sự đổi màu cho răng.

Nguyên nhân răng nhiễm Tetracycline

Răng nhiễm Tetracycline có rất nhiều nguyên nhân. Hãy cùng Rich Dental tìm hiểu ngay về vấn đề ở dưới đây:

Tetracycline là một loại thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nếu phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi sử dụng loại thuốc này thì răng sẽ bị đổi màu. Mức độ nhiễm màu của răng còn tùy thuộc vào thời gian sử dụng và liều lượng uống mà mức độ nhiễm màu răng sẽ nặng hay nhẹ, sẽ đổi sang màu vàng, nâu hoặc xám xanh,…

Ở người lớn thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa bệnh, kháng khuẩn như Doxycycline, Minocycline khiến răng bị nhiễm chất Tetracycline. Ở trẻ em, việc lây nhiễm có thể từ trong bụng mẹ hoặc dùng thuốc có chứa thành phần Tetracyclin này quá sớm.

Răng có thể bị nhiễm ở trên toàn hàm răng hoặc ở một số vị trí nào đó trên răng, làm cho răng có nhiều màu khác nhau. Trường hợp răng bị nhiễm Tetra nặng thì men răng sẽ yếu đi và có thể mắc các bệnh lý răng miệng khác.

Dấu hiệu để biết răng bị nhiễm Tetracycline

Bạn có thể nhận biết răng bị nhiễm Tetracycline bằng mắt thường. Màu răng sẽ chuyển từ màu trắng sang màu vàng, xám,… chỉ trong 1 thời gian ngắn.

Răng nhiễm Tetracycline có các mức độ như sau:

  • Mức độ 1: Răng bắt đầu xuất hiện những vết ố vàng nhạt màu, màu răng không đồng đều và chủ yếu ở răng cửa.
  • Mức độ 2: Màu răng bị nhiễm nặng thì sẽ chuyển sang màu vàng đậm đến màu nâu hoặc màu xám, không có các dải màu và xuất hiện ở nhiều vị trí răng khác nhau. Ở cấp độ này, thì răng vẫn có thể đi tẩy trắng.
  • Mức độ 3: Răng bắt đầu nhiễm màu nặng hơn nữa thì sẽ xuất hiện màu nâu sẫm, xám đen, tím xanh và xuất hiện các dải màu rõ rệt.
  • Mức độ 4: Ở giai đoạn này, răng bị thay đổi màu cực mạnh. Men răng mòn và dải màu xuất hiện rõ rệt hơn. Trường hợp này thì phương pháp tẩy trắng răng không còn hiệu quả nữa.

Giải pháp cho răng nhiễm Tetracycline

Tùy vào nguyên nhân và mức độ của màu răng thì các bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Răng bị nhiễm Tetracycline nhẹ

Đối với trường hợp này, bạn có thể áp dụng tẩy trắng răng tại nha khoa để phục hồi lại màu răng. Rich Dental sẽ dùng ánh sáng Laser kết hợp với thuốc tẩy trắng răng tạo ra phản ứng oxi hóa, loại bỏ các mảng bám cứng đầu trên răng. Thuốc tẩy trắng sẽ thẩm thấu sâu vào bên trong cấu trúc răng, bẻ gãy liên kết gây màu giúp cải thiện lại màu sắc của răng.

Răng bị nhiễm Tetracycline nặng

Đối với trường hợp răng bị nhiễm tetra nặng, thì phương pháp tẩy trắng không còn hiệu quả nữa. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thì phương pháp bọc sứ thẩm mỹ được sử dụng để cải thiện lại màu răng hiệu quả nhất. Với trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline thì bọc răng sứ được xem là một giải pháp tối ưu để khắc phục và bảo vệ răng thật. Bọc răng sứ giúp bạn khôi phục lại tính thẩm mỹ cho răng và đảm bảo các chức năng ăn nhai tốt y như răng thật.

>>> Xem Ngay: Tẩy Trắng Răng Bao Nhiêu Tiền? Cập Nhật Bảng Giá Mới Nhất 2022

Một số lưu ý để hạn chế tình trạng răng nhiễm Tetracycline

Để hạn chế và phòng tránh tình trạng răng bị nhiễm tetra thì bạn cần chú ý một số điểm dưới đây:

  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc có chứa Tetracycline, chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết.
  • Chải răng đúng cách và khoa học với tần suất mỗi ngày từ 2 đến 3 lần và thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần.
  • Bạn nên chú ý màu răng và sự thay đổi của nó. Nếu thấy có sự thay đổi nhiều thì nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và khắc phục kịp thời.

Trên đây là những thông tin về răng bị nhiễm Tetra. Răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không phụ thuộc vào mức độ nhiễm màu của răng. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn về tình trạng răng và có hướng khắc phục phù hợp nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bọc Răng Sứ Diamond Có Ưu Điểm Gì Nổi Bật? Chi Phí Bao Nhiêu Tiền?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không Các Mẹ – Chia Sẽ Chi Tiết Từ Khách Hàng

So Sánh Răng Sứ Katana Và Venus – Dòng Nào Tốt Hơn?